Tâm lý của phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một chứng rối loạn liên quan đến những suy nghĩ và gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn bã, lo lắng, tuyệt vọng,… sau khi sinh con. Nếu không được phát hiện và điều trị tâm lý phù hợp thì căn bệnh này có thể mang đến những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn con. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ hoặc nặng, có thể tạm thời hoặc liên tục và nó có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện kịp thời. Trong bài viết sau đây, flesjar.com sẽ tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng về căn bệnh này, cùng tìm hiểu nào.
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, người mẹ thường có nồng độ hormon thay đổi. Từ đó dẫn đến sự thay đổi về cơ thể lẫn tâm lý. Hơn nữa, sự thay đổi nồng độ hormon, thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp cũng có thể gây ra các cảm giác mệt mỏi, chán chường khiến người mẹ bị trầm cảm. Bên cạnh đó, khi mới làm mẹ lần đầu, nhiều bà mẹ trẻ thường gặp khó khăn khi chăm sóc bé. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ hoặc quá mức lo lắng. Từ đó gây mất kiểm soát về suy nghĩ cũng như hành động.
Một nguyên nhân khác có thể là do sau khi sinh bé, mẹ thường gặp phải khó khăn về mặt tài chính, không được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân trong gia đình hoặc trong gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã lẫn nhau. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh cao cũng là những người hay bị rối loạn kinh nguyệt, đã phải trải qua việc điều trị vô sinh, hoặc gặp các biến chứng trong thời gian mang thai, sinh con và cho con bú.
Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh
Người mắc bệnh trầm cảm sau sinh có các triệu chứng như:
- Hay thay đổi tâm trạng
- Buồn vui thất thường
- Mất tập trung
- Thường xuyên có cảm giác bất an
- Bi quan
- Chán nản
- Tức giận
- Khó chịu
- Cảm thấy tội lỗi và không quan tâm đến bé.
Trong một số trường hợp nặng, người bệnh còn có thể có những hành động gây nguy hiểm cho bản thân, chẳng hạn như tự sát hoặc làm hại đến con trẻ. Do đó, khi người mẹ có những biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm, các thành viên trong gia đình nên can thiệp và đưa người mẹ đến khám tại các bệnh viện, để được các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán và chữa trị cụ thể.
Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh
Để chữa trị bệnh trầm cảm, các bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong số đó thì nổi bật là:
- Cho bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm
- Cân bằng hormon
- Kết hợp với việc sử dụng các liệu pháp tâm lý và sự hỗ trợ từ gia đình.
Tuy nhiên, gia đình nên để ý kỹ lưỡng các triệu chứng của người bệnh. Đồng thời, quan sát hiệu quả của thuốc uống để báo với các bác sĩ chuyên khoa. Việc này sẽ giúp bệnh nhân chữa trị dứt điểm căn bệnh trầm cảm. Bên cạnh việc dùng thuốc thì cần cho bệnh nhân chữa trị với các chuyên gia tâm lý. Đây cũng là một trong những cách chữa trị hiệu quả bệnh trầm cảm. Một số chuyên gia cho biết, gia đình nên cho bệnh nhân được tư vấn tâm lý khoảng 1 tuần/lần. Việc này sẽ giúp nhanh chóng thuyên giảm bệnh.
Ngoài ra, để chữa trị bệnh trầm cảm cho người mẹ, sự giúp đỡ và hỗ trợ từ gia đình là hết sức cần thiết. Chính vì thế, gia đình nên cho người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, phải cho người bệnh ăn nhiều trái cây, rau quả. Người nhà cũng phải thường xuyên trò chuyện, chia sẻ, động viên,… Những việc này sẽ giúp người mẹ vượt qua căn bệnh trầm cảm.
Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh
Để phòng bệnh trầm cảm sau sinh cần thực hiện:
- Ngay từ khi mang thai cần quan tâm, chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần của thai phụ. Người phụ nữ nên tự mình tham gia các hoạt động tích cực: vận động nhẹ, nghe nhạc thư giãn,… giúp tâm trạng luôn vui vẻ, ổn định.
- Sau khi sinh con phụ nữ cần có chế độ sinh hoạt phù hợp: nghỉ ngơi hợp lý, đi dạo nhẹ nhàng, bổ sung đủ dưỡng chất, không gây áp lực bản thân phải làm tất cả mọi thứ, tránh tự cô lập bản thân, cố gắng mở lòng với người thân và yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết,…
- Cuối cùng là cần dành cho phụ nữ sau sinh sự cảm thông và chia sẻ, đặc biệt là từ chồng và người thân trong gia đình.
Để niềm vui hạnh phúc gia đình được trọn vẹn khi đón thêm thành viên mới, ngoài việc chăm sóc sức khỏe của con nhỏ và thể chất của người mẹ thì việc chăm sóc tâm lý tinh thần của người phụ nữ sau sinh là rất quan trọng giúp phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh và những nguy cơ không đáng có.
Discussion about this post