Mỗi ngày, môi trường luôn bị đe doạ bởi rất nhiều nguy cơ. Mặc dù nhận thức được sự thay đổi ngày càng tệ của môi trường. Thế nhưng không phải ai cũng lắng nghe và phản hồi tiếng kêu cứu thương tâm ấy. Đứng trước thực trạng này, WWF Việt Nam cùng Tổng cục Biển và Hải đảo đã triển khai dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”, kêu gọi mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường. Theo đó, dự án đã thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn vô cùng sáng tạo khi “tái chế” ca dao tục ngữ để gửi đi những thông điệp ý nghĩa. Theo dõi thêm về sự thành công của dự án thông qua bài viết flesjar.com mang đến ngày hôm nay các bạn nhé!
Mục Lục
WWF Việt Nam triển khai dự án giảm rác thải nhựa bằng cách “tái chế” ca dao tục ngữ
Hoạt động nói trên nằm trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”. Do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) phối hợp Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai.
Tận dụng hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội. Trào lưu này đã nhanh chóng viral với các thông điệp sáng tạo về bảo vệ môi trường. Chúng được lồng ghép trong những câu ca dao tục ngữ vừa quen thuộc, vừa mới mẻ. Phải kể đến những câu như “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén/Nhựa dùng nhiều rước hại vào thân”. Hay “Lành làm gáo, vỡ làm muôi/Dùng lại đồ nhựa dưỡng nuôi môi trường”,…
Dự án giảm rác thải nhựa thu hút nhiều tên tuổi nổi tiếng tham gia
Nhà báo Ngô Bá Lục, Á hậu Hoàng My và nhiều nhân vật có sức ảnh hưởng. Hay các hot fanpage cùng giới trẻ cũng đồng hành trong chiến dịch mới mẻ, thiết thực này. Những bài viết chia sẻ về dự án cùng cách thức giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác. Đồng thời nhận được các cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó còn là nhiều bình luận bày tỏ sự hưởng ứng.
Dưới mỗi bài viết, các bạn trẻ cũng bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề ô nhiễm môi trường. Họ bật mí những thói quen giảm thiểu rác thải nhựa. Đồng thời trổ tài “tái chế” ca cao tục ngữ. Facebooker Kaline Hua chia sẻ.
“Từng đọc cuốn sách “No More Plastic” của Martin Dorey mới thấy rác thải nhựa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nước chứ không chỉ riêng Việt Nam. Vấn đề này không thể giải quyết được một sớm một chiều. Nhưng mình tin rằng mọi thứ đến từ ý thức của con người”. Còn bạn Viperion Khoi bình luận. “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Nghĩ cho sức khỏe mẹ kính cha/Xin đừng mang nhựa, hộp ca về nhà”.
Sự thành công của dự án giảm thiểu rác thải nhựa của WWF Việt Nam
Bên cạnh đó, dự án cũng sản xuất riêng bài chòi “Vì một cuộc sống xanh”. Cùng với đó là bài lý “Xin hãy lắng nghe” dựa trên các làn điệu dân ca truyền thống. Hai ca khúc mang đến lối truyền tải tự nhiên, gần gũi. Cùng với đó là ca khúc nhạc Rap “Giảm nhựa ngay thôi” tươi trẻ và đầy màu sắc với nội dung giảm thiểu rác thải nhựa.
Ước tính, các bài đăng trên fanpage chính của dự án mang tên “Giảm rác nhựa ra đại dương” đã nhận được hơn 33 nghìn lượt tương tác. Trong đó các bài chòi, bài lý, ca khúc Rap thu hút hơn 160 nghìn lượt xem. Trên nền tảng Youtube, ba ca khúc này cũng có hơn 450 nghìn lượt xem.
Hậu quả khôn lường khi con người thải quá nhiều rác nhựa ra môi trường
Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính chỉ trong năm 2018, Việt Nam đã thải ra gần 05 triệu tấn rác thải nhựa. Chỉ khoảng 14% lượng rác thải nhựa được thu gom chủ yếu bởi những người nhặt rác. Sau đó được tái chế bởi các doanh nghiệp nhỏ. Số rác nhựa còn lại vẫn tồn tại trong môi trường. Từ đó, chúng đi ra đại dương. Ước tính mỗi năm có khoảng 0.28 đến 0.73 triệu tấn rác nhựa thải ra biển.
Rác thải nhựa làm tăng phát thải khí nhà kính. Từ đó thúc đẩy gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Đồng thời đe dọa sự tồn tại của các sinh vật biển. Thậm chí tăng tốc độ suy thoái của quần thể san hô. Không chỉ vậy còn gây ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật đại dương.
Đặc biệt, hạt vi nhựa phân rã ra tự nhiên có trong nước, hải sản, không khí. Chúng có thể hấp thụ vào cơ thể con người qua đường ăn uống, hô hấp. Từ đó để lại những tác hại tiềm ẩn khó lường đối với sức khỏe. Đáng chú ý, dù mức độ nhận thức của người Việt về rác thải nhựa đã nâng cao hơn. Thế nhưng thói quen sử dụng nhựa một lần vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Mục tiêu ý nghĩa mà dự án giảm rác thải nhựa WWF Việt Nam hướng đến
Thông qua hoạt động “tái chế” ca dao tục ngữ. Chiến dịch hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức, ứng xử của thế hệ trẻ và các thế hệ tương lai trong việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa, bảo vệ môi trường. Từ đó thúc đẩy các thói quen tiêu dùng bền vững đối với sản phẩm nhựa. Đây không chỉ là câu chuyện của các cơ quan, tổ chức hay cộng đồng nói chung. Mà là việc của mỗi người vì sức khỏe của bản thân, gia đình. Cũng như thiên nhiên trong sạch.
Mỗi cá nhân có thể chủ động giảm rác thải và phòng chống ô nhiễm nhựa theo nguyên tắc 4T. Đó là từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần khi có thể. Tiết giảm nhu cầu tiêu dùng bao bì nhựa không cần thiết. Ưu tiên chọn mặt hàng có bao bì thân thiện môi trường. Tái sử dụng đồ nhựa còn có thể dùng được. Tái chế và trao cho đồ vật đã qua sử dụng một công năng mới để giảm lượng rác thải.
Discussion about this post