Gần đây, gạo ST24 và ST25 đặc sản của Việt Nam đã trở nên phổ biến trên thị trường quốc tế. Chất lượng của ST24 và ST25 luôn được khen ngợi. Giá gạo ST24 và ST25 xuất khẩu theo đó cũng đã tăng mạnh. Ban đầu, giá của hai loại gạo này cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, sau sự gia tăng này, khoảng cách đã được nới rộng ra rất nhiều. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu hai loại gạo đặc sản này vẫn ở mức rất cao. Hai loại gạo này được thu mua với số lượng lớn tại các thị trường lớn trên thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua mức tăng giá xuất khẩu của gạo ST24 và ST25 hiện nay nhé.
Mục Lục
Giá gạo ST24, ST25 xuất khẩu của Việt Nam tăng
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ có phiên điều chỉnh tăng lên 5 USD/tấn. Nới rộng khoảng cách với giá gạo cùng loại của các đối thủ khác. Đáng lưu ý, gạo đặc sản của Việt Nam ST24, ST25 xuất khẩu tăng mạnh, gấp 10 lần. Trên thị trường thế giới, ngày 3.11, giá chào bán gạo xuất khẩu bất ngờ có phiên điều chỉnh tăng 5 USD/tấn. Điều này xảy ra với cả 2 loại gạo đồ 5% tấm và 25% tấm. Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện tăng lên mức 438 – 442 USD/tấn và gạo 25% tấm là 413 – 417 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm vẫn giữ ổn định ở mức 338 – 342 USD/tấn và gạo Jasmine là 583 – 587 USD/tấn.
Trái với gạo Việt Nam, gạo đồ Thái Lan tiếp tục có phiên giảm nhẹ 1 USD/tấn với cả 2 loại 5% và 25% tấm. Theo đó, gạo 5% tấm của Thái Lan hiện còn 378 – 382 USD/tấn; gạo 25% tấm là 370 – 374 USD/tấn. Số liệu của hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam ST24 và ST25 tăng đột biến. Trong 9 tháng, đã có gần 44.000 tấn gạo ST24 và hơn 3.100 tấn gạo ST25 được bán ra thị trường thế giới. Tăng trưởng gấp 9 – 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu hai loại gạo này trong 9 tháng qua lên đến 33,4 triệu USD. Trong đó, gạo ST24 đạt 30,4 triệu USD, tăng 8,8 lần so với cùng kỳ; gạo ST25 đạt gần 3 triệu USD, tăng gần 10 lần.
Xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam vẫn tăng mạnh
Xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam vẫn tăng mạnh. Mặc dù tổng xuất khẩu gạo Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm 8,3% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Nhất là khi nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ; Thái Lan được dự báo sẽ giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo trên thế giới đang gia tăng.
Bên cạnh đó, theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 8/2020 đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu. Ngoài ra, nhu cầu lương thực thực phẩm thế giới kỳ vọng sẽ phục hồi. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo tiêu thụ gạo toàn thế giới mùa vụ 2021-2022 đạt 512,3 triệu đơn vị, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Hiện thị trường Trung Quốc tăng mua gạo ST24 của Việt Nam và thị trường Mỹ tăng mua loại ST25. Cụ thể, Mỹ chiếm đến 91% tổng khối lượng gạo ST25 xuất khẩu của Việt Nam với khoảng 2.800 tấn. Tăng 843% so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2021 sẽ tăng nhanh
Đáng chú ý, nếu như năm ngoái gạo ST25 chỉ được xuất khẩu sang 2 thị trường là Mỹ và Macau thì năm nay đã được mở rộng tới 11 thị trường trên thế giới như: Đức, Nga, Bỉ, Canada, Pháp, Úc, Anh… Giá xuất khẩu sang các thị trường này dao động từ 870 – 1.378 USD/tấn. Còn gạo ST24 cũng được xuất khẩu tới 14 thị trường khác nhau trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc chiếm gần 90% thị phần với 38.909 tấn. Tăng phi mã gấp 30 lần so với 9 tháng năm ngoái. Tuy nhiên, giá gạo ST24 xuất khẩu sang thị trường này thấp hơn gần 13% so với cùng kỳ, đạt bình quân 692 USD/tấn.
Trong báo cáo tháng 9.2021, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) điều chỉnh dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2021 thêm 0,4 triệu tấn so với báo cáo tháng trước. Tăng lên mức gần kỷ lục 48,3 triệu tấn. Trong đó Ấn Độ chiếm phần lớn mức tăng. Xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2021 dự báo đạt kỷ lục 18,5 triệu tấn. Năm 2022, dự báo thương mại gạo toàn cầu được nâng 0,65 triệu tấn lên 47,7 triệu tấn. Trong đó các thị trường Trung Quốc; Ấn Độ; Đài Loan; Mỹ và Việt Nam chiếm phần lớn mức điều chỉnh tăng về xuất khẩu năm 2022. Về nhập khẩu, Trung Quốc và Iraq dự kiến sẽ chiếm phần lớn mức điều chỉnh tăng về nhập khẩu gạo thế giới năm 2022.
Discussion about this post